Sifrol ER 0,375mg
Thuốc Sifrol ER 0,375mg có thành phần chính Pramipexole. Thuốc được sử dụng để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn.
Hộp 3 vỉ x 10 viên | Xuất xứ: Đức |
Thương hiệu | Boehringer Ingelheim Pharma |
Cách dùng? | Đường uống |
Đối tượng? | Trên 18 tuổi |
Thời điểm sử dụng? | Vào một thời điểm nhất định |
Phụ nữ có thai và cho con bú? | Tham khảo ý kiến bác sĩ |
Thuốc Sifrol ER 0,375mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co. KG - Đức.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén giải phóng chậm.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
- Pramipexole dihydrochloride monohydrate 0,375mg tương đương với 0,26mg pramipexole.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Pramipexole
- Thuộc nhóm thuốc dược lý: Chất đồng vận dopamine.
- Liên kết chọn lọc và đặc hiệu cao với phân nhóm thụ thể dopamin D2, và có ái lực ưu tiên với thụ thể D3, hoạt chất này có hoạt tính nội tại hoàn toàn.
- Có tác dụng làm giảm các rối loạn vận động trong bệnh Parkinson thông qua việc kích thích các thụ thể dopamine trong thể vân.
- Ức chế sự tổng hợp, giải phóng và luân chuyển dopamine.
Chỉ định
Thuốc Sifrol ER 0,375mg được sử dụng cho các trường hợp:
- Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn.
- Dùng đơn trị liệu (không cùng levodopa) hoặc kết hợp với levodopa.
Cách dùng
Cách sử dụng
- Dùng đường uống.
- Uống nguyên viên với một ly nước. Không nhai, không nghiền viên khi uống.
- Thời điểm sử dụng: Vào một thời điểm nhất định.
Liều dùng
Tham khảo liều dùng: Ngày 1 lần.
* Điều trị khởi đầu:
- Liều khởi đầu là 1 viên, tăng liều dần sau 5-7 ngày.
- Nếu không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể tăng đến đạt liều hiệu quả tối đa.
- Liệu trình tăng liều như sau:
+ Tuần 1: 1 viên/ngày.
+ Tuần 2: 2 viên/ngày.
+ Tuần 3: 4 viên/ngày
+ Nếu cần tăng liều cao hơn, cách 1 tuần tăng thêm 2 viên/ngày đến khi đạt liều tối đa 12 viên/ngày.
* Điều trị duy trì:
- Liều duy trì tùy thuộc từng bệnh nhân, nên từ 1-12 viên/ngày.
- Trên lâm sàng cho thấy liều hiệu quả là 4 viên/ngày. Việc tăng liều cao hơn nữa tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và sự xuất hiện của tác dụng ngoại ý.
* Ngừng điều trị:
- Cần giảm liều từ từ mỗi ngày 2 viên cho đến khi đạt liều hàng ngày là 2 viên.
- Sau đó cần giảm liều đến 1 viên/ngày.
* Bệnh nhân suy thận: Liều dùng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
- Độ thanh thải creatinin > 50ml/phút: Dùng như liều thông thường.
- Độ thanh thải creatinin 30-50ml/phút:
+ Bắt đầu với liều hàng ngày 1 viên.
+ Nếu cần thiết, nên tăng liều 1 viên mỗi tuần cho đến khi đạt liều tối đa 6 viên/ngày.
- Độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: Không khuyến cáo sử dụng.
* Bệnh nhân suy gan: Dùng như liều thông thường.
* Người dưới 18 tuổi: Không nên sử dụng do thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
- Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra nếu không quá 12 giờ so với thời gian dùng thường xuyên.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu đã quá 12 giờ so với thời điểm dùng hằng ngày, dùng liều kế tiếp như dự định.
+ Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù liều đã quên.
- Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa, tăng động, ảo giác, kích động và hạ huyết áp.
+ Cách xử lý: Ngừng thuốc và đưa ngay đến trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ chung như rửa dạ dày, truyền dịch, dùng than hoạt và theo dõi điện tim.
Chống chỉ định
Thuốc Sifrol ER 0,375mg không được dùng cho các trường hợp mẫn cảm với pramipexole hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ đã được báo cáo như sau:
* Trên nghiên cứu:
- Mơ bất thường, hay quên.
- Biểu hiện hành vi của hiện tượng rối loạn kiểm soát xung lực và hành vi xung lực cưỡng bức như ăn uống vô độ, mua sắm quá độ.
- Suy tim.
- Tăng hoạt động tình dục và cờ bạc bệnh lý.
- Lú lẫn, táo bón.
- Chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, ngủ gật.
- Hoang tưởng, ảo giác, tăng động.
- Rối loạn vận động.
- Khó thở, ngất.
- Hạ huyết áp.
- Buồn nôn, nôn, nấc.
- Phù ngoại biên.
- Ngứa, phát ban và các phản ứng quá mẫn khác.
- Viêm phổi.
- Rối loạn thị lực kể cả chứng nhìn một thành hai, nhìn mờ và giảm thị lực.
- Giảm cân, giảm cảm giác ngon miệng.
* Trên lâm sàng:
- Rất phổ biến:
+ Buồn ngủ, rối loạn vận động, chóng mặt.
+ Buồn nôn.
- Phổ biến:
+ Giảm cân.
+ Mệt mỏi, phù ngoại biên.
+ Táo bón, nôn.
+ Rối loạn thị lực kê cả nhìn mờ và giảm thị lực.
+ Hay quên, đau đầu.
+ Mơ bắt thường, biểu hiện hành vi của rối loạn kiểm soát xung lực và xung lực cưỡng bức, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ, bồn chồn không yên.
- Không phổ biến:
+ Viêm phổi.
+ Tăng động, ngủ gật, ngất.
+ Tăng nhạy cảm, ngứa, phát ban.
+ Tăng cân.
- Không biết: Ăn uống vô độ, ăn nhiều.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Cần thận trọng khi phối hợp đồng thời pramipexole với các thuốc:
- Cimetidine: Làm giảm độ thanh thải qua thận của pramipexole khoảng 34%. Các thuốc ức chế hoặc làm giảm sự bài tiết chủ động qua thận như cimetidine và amantadine, có thể làm giảm độ thanh thải một hoặc của cả hai thuốc.
- Levodopa: Cần giảm liều levodopa.
- Các thuốc chống loạn thần: Không nên sử dụng chung 2 thuốc này.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ có thai: Pramipexole không gây quái thai trên chuột và thỏ, nhưng có độc tính trên phôi chuột cống khi dùng liều độc cho chuột cống mẹ. Nghiên cứu trên phụ nữ mang thai chưa được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
- Bà mẹ cho con bú: Pramipexole ức chế tiết prolactin trên người, nên có thể ức chế sự tiết sữa. Chưa rõ thuốc có bài tiết qua đường sữa mẹ hay không. Vì vậy, nên ngừng cho con bú hoặc không sử dụng thuốc tùy thuộc lợi ích bên nào lớn hơn.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Có ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Có thể xuất hiện ảo giác hoặc buồn ngủ.
Lưu ý đặc biệt khác
- Có thể xảy ra ảo giác (phần lớn là ảo thị) khi điều trị.
- Ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn tiến triển, khi phối hợp với levodopa, có thể gặp rối loạn vận động khi bắt đầu chuẩn liều Sifrol ER 0,375mg. Nếu điều này xảy ra, cần giảm liều levodopa.
- Có thể gây buồn ngủ và ngủ gật, đặc biệt ở bệnh nhân Parkinson.
- Có thể gây ra các hành vi rối loạn kiểm soát xung lực và hành vi xung lực cưỡng bức như có thể xảy ra ăn uống quá độ và mua sắm quá độ. Nếu xuất hiện tình trạng này, nên xem xét giảm liều hoặc ngừng thuốc.
- Chỉ điều trị thuốc đồng vận dopamine cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần nếu như lợi ích vượt trội nguy cơ.
- Nên kiểm tra định kỳ hoặc khi có rối loạn thị lực.
- Với trường hợp có bệnh tim mạch nặng, nên theo dõi huyết áp, đặc biệt là
khi bắt đầu điều trị vì nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
- Các triệu chứng trong hội chứng an thần kinh ác tính cũng có thể xuất hiện khi ngừng thuốc đột ngột.
Điều kiện bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Sifrol ER 0,375mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Sifrol ER 0,375mg hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 560.000-580.000/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 555.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Central Pharmacy.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Sifrol ER 0,375mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
- Có tác dụng tốt trong điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn.
- Được sản xuất trên công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất tại Đức.
- Sử dụng liều duy nhất trong ngày, khắc phục tình trạng ngại uống thuốc.
- Dạng viên tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.
Nhược điểm
- Có thể phải sử dụng nhiều viên thuốc mỗi lần.
- Gây ra một số tác dụng phụ như lú lẫn, chóng mặt,...
- Giá thành tương đối cao.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Lưu ý một số tương tác khi phối hợp thuốc.
Bạn cần tư vấn thêm?
Gọi điện thoại
Chat cùng tư vấn viên


